Làm răng sứ là giải pháp khắc phục khuyết điểm của răng miệng được nhiều người lựa chọn. Ngoài những ưu điểm nổi bật thì phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm gây hại. Dưới đây là những tác hại của việc làm răng sứ bạn cần nắm rõ.
Tác hại của việc làm răng sứ
Xâm hại đến răng thật
Với phương pháp bọc răng sứ, Bác sĩ mài đi một phần lớn răng thật để có thể bọc mão sứ phía trên. Vì thế, răng thật của bạn sẽ bị tiêu hao khá nhiều, dẫn đến cảm nhận ăn nhai không còn giống như lúc trước.
Răng ê buốt, đau nhức, nhạy cảm hơn
Răng bị mài quá nhiều có thể làm cho ngà răng lộ ra. Từ đó, khiến răng trở nên nhạy cảm, khó chịu với các món ăn nóng và lạnh. Chưa kể, nếu Bác sĩ lắp mão răng không chuẩn, lệch lạc so với các răng xung quanh sẽ khiến toàn bộ lực nhai dồn lên răng sứ, từ đó tạo cảm giác ê buốt, đau nhức cho người bệnh.
Răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ
Chất lượng vật liệu răng sứ kém, không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo độ bền tốt cũng là lý do vì sao răng bọc sứ dễ bị nứt, vỡ sau một thời gian. Chưa kể, kỹ thuật bọc sứ của Bác sĩ nếu không chắc chắn còn làm cho mão sứ bong ra khi ăn nhai. Lúc ấy, người bệnh dễ nuốt mão sứ vào dạ dày, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
Hở cổ chân răng, giắt thức ăn
Một tác hại bọc răng sứ khác người bệnh cần lưu ý đó là tình trạng hở cổ chân răng. Nhiều trường hợp, răng sứ khi được bọc không khít sát vào răng dẫn đến tạo ra khoảng trống. Khi đó, phần nướu quanh chân răng cũng bị chảy xệ xuống, khiến cổ chân răng lộ ra, làm giắt thức ăn trong quá trình ăn uống. Về lâu dài, tình trạng này gây tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng sức khỏe răng miệng.
Viêm nướu và hôi miệng
Như đã đề cập, nếu kỹ thuật bọc răng sứ không chắc chắn, có thể làm mão sứ không khít sát với cùi răng, tạo ra nhiều khoảng trống. Khi ấy, thức ăn dễ bị lưu lại quanh răng và hình thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiều vấn đề như viêm nướu, hôi miệng.
Lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn
Lệch khớp cắn xảy ra khi Bác sĩ ghi nhận dấu hàm không chính xác, dẫn đến mão sứ không được chế tác vừa khít với cùi răng thật.
Ngoài ra, kỹ thuật mài răng không đều nhau hoặc Bác sĩ không kiểm tra lại khớp cắn sau khi gắn mão sứ, cũng là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn. Hậu quả của việc này là người bệnh ăn uống khó khăn, dễ bị đau nhức hàm. Đồng thời, áp lực lên khớp hàm sẽ bị tăng lên, dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.
Gây ra bệnh lý răng miệng
Nếu bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng bị xâm lấn quá nhiều có thể tạo khe hở giữa cùi răng và mão răng. Đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm lợi, viêm tủy, viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng.
Trên đây là thông tin về tác hại của việc làm răng sứ bạn cần nắm rõ. Hãy phòng tránh những tác hại trên bằng việc thực hiện làm răng tại các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt bạn nhé.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bang-gia-nho-rang-khon/