Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược là tình trạng hàm dưới đưa ra trước nhiều hơn so với hàm trên, ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt và chức năng ăn nhai. Vậy răng móm có niềng được không? Thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Răng móm là gì?
Khuôn mặt của những người bị móm giống như bị gãy, mất đi vẻ cân đối và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Không những vậy, răng móm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nhai thức ăn. Đồng thời, thức ăn cũng dễ bị mắc vào kẽ răng, vệ sinh răng cũng khó hơn. Từ đó, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều bệnh lý về răng miệng, nhất là sâu răng, viêm nướu và tình trạng hôi miệng. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra trật khớp thái dương hàm.
Có những trường hợp bị móm răng là do bẩm sinh và trong gia đình cũng có những trường hợp mắc phải tình trạng này. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu từ thời thơ ấu cũng có thể là nguyên nhân gây móm, có thể kể đến như thói quen cắn móng tay, bú bình, mút tay, đẩy lưỡi,...
Răng móm có niềng được không?
Vậy người bị móm có nên niềng răng không? Theo các bác sĩ, người bị móm hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà phương pháp chỉnh răng móm sẽ khác nhau. Niềng răng có thể khắc phục tình trạng móm với hiệu quả tùy từng trường hợp, mức độ móm. Để được xác định rõ phương hướng điều trị móm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa kiểm tra, tư vấn kỹ càng.
Với trường hợp bị móm do răng thì phương pháp niềng răng có hiệu quả vượt trội. Với trường hợp móm do xương hàm, khiến xương hàm mặt và xương sọ mất cân đối thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật chỉnh hình để đạt hiệu quả tốt nhất. Còn nếu bệnh nhân vừa móm do răng vừa móm do hàm thì cần kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật hàm.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng móm
Đáp án cho câu hỏi bị móm có nên niềng răng không là: Có. Vậy vì sao bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị này? Nguyên nhân vì phương pháp niềng răng móm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
Khắc phục tình trạng móm toàn diện: Niềng răng giúp giải quyết tình trạng răng móm, mang lại cho người bệnh hàm răng đều đẹp và giúp bạn có gương mặt hài hòa, 2 hàm cân đối, khớp cắn chuẩn;
Đảm bảo kết quả chỉnh nha vĩnh viễn: Với phương pháp niềng răng, nếu bệnh nhân có chế độ chăm sóc tốt và tuân thủ việc đeo hàm duy thì theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ duy trì được kết quả vĩnh viễn;
Cải thiện rõ chức năng ăn nhai và dễ vệ sinh răng miệng: Khi khớp cắn không còn lệch nhờ việc niềng răng, chức năng ăn nhai của bệnh nhân được cải thiện và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn;
An toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng tới chức năng răng: Tần suất tác động của các khí cụ niềng răng khá nhịp nhàng, giúp răng ổn định nhanh sau mỗi lần chịu lực kéo. Do vậy, khi kết thúc quá trình chỉnh nha, người bệnh không sợ răng bị yếu đi. Đồng thời, chỉnh nha không tác động nhiều lên răng hoặc cần mài bớt răng như phương pháp bọc răng sứ nên gần như không tác động lên răng.
Trên đây là thông tin giải đáp răng móm có niềng được không? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất nhé.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/hoi-dap-co-nen-suc-mieng-nuoc-muoi-sau-khi-danh-rang/